Bệnh ung thư ngày càng ra tăng trên toàn cầu và gây ra gánh nặng bệnh tật lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì năm 2020 có 182.563 ca mới mắc ung thư. Trong đó, đa phần là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Một biểu hiện lâm sàng là nỗi ám ảnh của tất cả bệnh nhân cũng như thân nhân-đó là Đau. Nguyên nhân thường do đánh giá đau chưa tốt, sử dụng thuốc không hợp lý, cơ chế quản lý thuốc nghiện không thuận lợi cho người bệnh và một số trạng thái tâm lý của nhân viên y tế, người bệnh và thân nhân người bệnh không phù hợp dẫn đến tình trạng trên.
Chăm sóc giảm nhẹ là một lĩnh vực y tế mới thể hiện tính nhân văn cao cả của một xã hội văn minh đối với những người bệnh ung thư, chăm sóc giảm nhẹ luôn đồng hành trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Đến giai đoạn cuối, Chăm sóc giảm nhẹ là biện pháp duy nhất giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống thêm cho đến khi tử vong. Kiểm soát đau đúng mức là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp trong chăm sóc giảm nhẹ, thậm chí nhiều nơi còn thành lập các đội, nhóm chuyên điều trị đau để kiểm soát đau ngày một tốt hơn. Ở Việt Nam hiện chưa có đủ nhân viên chăm sóc giảm nhẹ so với nhu cầu. Bệnh nhân thường phải nhờ nhân viên y tế địa phương hoặc chuyên ngành khác, vì vậy, việc kiểm soát đau không thỏa đáng và kịp thời. Trong đó, sử dụng Morphin là vấn đề nhiều người chưa thạo, cần phải có kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới kiểm soát tốt được cảm giác đau.
"Sách được phát trực tiếp vào các ngày trong tuần tại Viện UTQG - Bệnh viện K, địa chỉ: phòng 446 nhà A Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (vui lòng liên hệ qua email: dth@bvk.org.vn trước khi đến nhận sách)
Sách khác
Tags