NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CHÍNH BUỔI 02 CỦA CHUỖI ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤC:: “ CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN TRONG CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ UTPKTBN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR - TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN LÂM SÀNG” NGÀY 11/10/2023

Danh mục

Thời lượng

Chi tiết

KÍNH GỬI: Quý Thầy Cô, Anh Chị,

Nối tiếp thành công của buổi số 02 của chuỗi đào tạo y khoa liên tục: “ CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN TRONG CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ UTPKTBN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR - TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN LÂM SÀNG”  do  Viện Ung thư Quốc gia - Bệnh viện K phối hợp với Công ty AstraZeneca tổ chức.

Ban Tổ chức khoá học trân trọng gửi Thầy Cô, Anh Chị thông tin tóm tắt các điểm chính của buổi số 02, cụ thể là:

Buổi số 2 với nội dung: “GIÁ TRỊ BẰNG CHỨNG CỦA TKI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN EGFR GIAI ĐOẠN DI CĂN TIẾN XA” sẽ mang đến cho các BS những thông tin về vai trò, ứng dụng của những dữ liệu nghiên cứu trên các thuốc EGFR TKI trong thực hành lâm sàng, từ đó đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp.

Đầu tiên là bài báo cáo của BS.CKII. Nguyễn Hoàng Gia – Phó trưởng khoa Nội 1, BV Ung bướu Hà Nội với chủ đề: “Ứng dụng các nghiên cứu đời thực trong thực hành lâm sàng điều trị UTPKTBN”

Tiếp sau đó phần trình bày của ThS.BS. Nguyễn Thị Như Hoa – phó trưởng khoa Nội 1 – Bệnh viện K với chủ đề: “Cập nhật dữ liệu đời thực của TKI thế hệ 3 trên Bệnh nhân UTPKTBN có mEGFR thường gặp và không thường gặp”

Bài báo cáo cuối cùng đến từ TS.BS. Nguyễn Minh Hải - Chủ nhiệm khoa Nội Hô Hấp – Bệnh Viện TWQĐ 108 với chủ đề: “Tham luận về dữ liệu đời thực trên điều trị TKI tại Bệnh Viện 10

 

Chủ đề

Nội dung chính

Ứng dụng các nghiên cứu đời thực trong thực hành lâm sàng điều trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ

 

- Y học thực chứng và việc ra quyết định lâm sàng

Việc vận dụng các nghiên cứu trong thực hành lâm sàng gặp nhiều khó khăn

Đánh giá kết quả từ các nghiên cứu RCTs

Cần lưu tâm đến nhiều thông số khác nhau khi phiên giải kết quả nghiên cứu

Cần thận trong khi diễn giải kết quả phân tích dưới nhóm, đo lường hiệu quả nghiên cứu

- Đánh giá kết quả từ các nghiên cứu đời thực (RWE)

Dữ liệu đời thực và nghiên cứu lâm sàng RCT có thể cung cấp những bằng chứng bổ sung cho nhau

RWE có nhiều ứng dụng điểm mạnh: phản ánh hiệu quả thực tế trên lâm sàng, đánh giá TDKMM dài hạn, phát hiện được các biến cố hiếm gặp,…

Tuy nhiên, RWE cũng gặp phải một số hạn chế, sai lệch do lựa chọn, sai số do nghiên cứu viên, tính tuân thủ, báo cáo dữ liệu

Cập nhật dữ liệu đời thực của TKI thế hệ 3 trên Bệnh nhân UTPKTBN có mEGFR thường gặp và không thường gặp

- Một số dữ liệu đời thực của TKI thế hệ 3 trên đột biến thường gặp

Nghiên cứu Reiwa và Osi-fact có cỡ mẫu lớn (> 500 BN dùng Osimertinib), kết quả PFS toàn bộ dân số, PFS theo phân nhóm tương đồng với nghiên cứu RCT Flaura

Dữ liệu đời thực tại BV K: bước đầu kết quả khả quan trên nhóm dân số chung và từng phân nhóm đột biến

- Một số dữ liệu đời thực của TKI thế hệ 3 trên đột biến không thường gặp

Nghiên cứu KCSG-LU15-09, nghiên cứu Unicorn: kết quả tốt nhất là trên nhóm L861Q

 

Tham luận về dữ liệu đời thực trên điều trị TKI tại Bệnh Viện 108

- Các nghiên cứu đời thực trong điều trị TKI tại Bệnh viện 108: đối tượng và phương pháp nghiên cứu, tiêu chí lựa chọn và đặc điểm BN, kết quả và bàn luận

Nghiên cứu 1: hiệu quả điều trị Gefitinib trên BN UTPKTBN có đột biến EGFR

Nghiên cứu 2: hiệu quả điều trị Gefitinib trên BN UTPKTBN di căn não có đột biến EGFR

Nghiên cứu 3: so sánh hiệu quả Gefitinib và Afatinib trong điều trị UTPKTBN có đột biến EGFR

 

 

Kết luận chung:

1, Các nghiên cứu đời thực và nghiên cứu lâm sàng RCT có thể cung cấp những bằng chứng bổ sung cho nhau. Việc tra cứu thông tin từ nghiên cứu đời thực cần thực hiện thận trọng và cân nhắc dựa trên phân tích đặc điểm của từng nghiên cứu cụ thể

2, Nghiên cứu Reiwa, Osi-fact, nghiên cứu đời thực tại bệnh viện K cung cấp thêm những bằng chứng về hiệu quả của Osimertinib trên đột biến thường gặp. Osimertinib vẫn đang là lựa chọn “Preferred” theo cập nhất NCCN mới nhất.

3, Trên nhóm đột biến không thường gặp, Osimertinib (cùng với Afatinib) vẫn là lựa chọn ưu tiên, đặc biệt trên BN có đột biến L861Q và BN di căn não.

4, Những nghiên cứu đời thực của Gefitinib thực hiện tại BV 108 cho thấy hiệu quả điều trị của Gefitinib, củng cố cho kết luận từ các nghiên cứu lâm sàng

 

Hẹn gặp Quý đồng nghiệp tại chương trình tiếp theo.

Trân trọng,

 





Giảng viên

Mô tả giảng viên

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CHÍNH BUỔI 02 CỦA CHUỖI ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤC:: “ CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN TRONG CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ UTPKTBN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR - TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN LÂM SÀNG” NGÀY 11/10/2023