Ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng, cần được điều trị kịp thời để tránh hậu quả bất lợi cho bệnh nhân, giảm thiểu sự đau khổ về cả thể chất và tinh thần. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc ung thư rất phức tạp và cần có nhiều đội ngũ chuyên gia có chuyên môn chuyên sâu và tiếp cận với các nguồn lực tinh vi, đắt tiền. Sự phức tạp trong chăm sóc ung thư đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia.
Với sự bùng phát gần đây của chủng coronavirus mới, các bệnh nhân ung thư đang phải đối mặt với việc phải tự theo dõi sau điều trị tại nhà (hóa trị, xạ trị, miễn dịch …), khi mà nhân lực và cơ sở y tế đang bị phân phối đáng kể cho hoạt động chống dịch. Tự quản lý điều trị tại nhà cần sự hiểu biết về bệnh và các tác dụng do các mô thức điều trị gây ra. Quá trình này cần sự giúp sức của thân nhân, bên cạnh nỗ lực của chính bản thân người bệnh. Qua các kinh nghiệm thực tế và các khuyến nghị của các tổ chức, hy vọng bài viết có thể cung cấp một số hướng dẫn và một số điểm nên lưu ý khi tự chăm sóc tại nhà.
1.1 Quản lý tại nhà sau truyền thuốc:
Thuốc điều trị (hóa trị, miễn dịch…) cần khoảng 48 giờ để đào thải phần lớn thuốc. Trong thời gian này, một phần nhỏ thuốc thải ra trong nước tiểu, phân, dịch nôn và các dịch cơ thể khác.
Nên lưu ý:
1.2 Quản lý tại nhà với thuốc uống:
Với sự tiến bộ của khoa học, nhiều phương thức điều trị mới ra đời, cộng với sự cải tiến trong phương thức sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân ung thư đang sử dụng các thuốc uống hằng ngày để trị liệu thay cho các biện pháp tiêm truyền thường quy. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư còn sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau, kháng viêm và nhiều loại thuốc uống hỗ trợ hằng ngày.
Nên lưu ý:
Cần nắm rõ câu trả lời cho những câu hỏi trên để tự quản lý việc uống thuốc điều trị ung thư tại nhà hiệu quả nhất.
Rất thường gặp rối loạn cảm xúc như cảm giác đau khổ khi phải đối diện với chẩn đoán ung thư và nhiều cung bậc cảm xúc khác trong suốt quá trình điều trị. Nó giống như trò chơi tàu lượn của cảm xúc vậy, hãy nhẹ nhàng với chính mình như khi chúng ta phải đi qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Nên lưu ý:
1.4 Chuẩn bị cho gia đình và bạn bè:
Hầu hết các bệnh nhân khi biết mình bị ung thư đều có tâm lý hoang mang, hoảng loạn, thậm chí suy sụp nghiêm trọng. Vì thế, việc chăm sóc động viên đối với bệnh nhân ung thư là rất quan trọng nhằm ổn định tâm lý, cải thiện tình hình sức khoẻ chiến thắng bệnh tật. Đây là trách nhiệm của gia đình và bạn bè khi bệnh nhân tự quản lý điều trị tại nhà.
Nên lưu ý:
Tùy loại thuốc và tùy cơ địa mỗi người, phản ứng phụ có thể thay đổi rất nhiều. Các thuốc điều trị ung thư tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia. Một số phản ứng phụ tác động lên các tế bào bình thường đang phân chia nhanh. Những tế bào mạnh khỏe này bao gồm chân tóc, tuỷ sống, đường tiêu hóa, da và tế bào sinh sản.
Các dấu hiệu nhận biết:
Nên lưu ý:
2.2 Rụng tóc: Là tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều trên tâm lý bệnh nhân, thường bắt đầu trong vòng 2 đến 3 tuần sau kỳ hoá trị đầu tiên. Tóc bắt đầu mọc lại chừng một tháng sau khi trị liệu chấm dứt.
Nên lưu ý:
2.3 Nôn và buồn nôn: Gây ra bởi thuốc hoá trị ảnh hưởng đến dạ dày và não, cũng có thể do lo âu và căng thẳng. Buồn nôn có thể bắt đầu trong vòng 24 giờ đầu tiên và có thể gây nôn kéo dài.
Nên lưu ý:
2.4 Lở miệng: Gây ra bởi ảnh hưởng của điều trị trên niêm mạc hầu họng. Triệu chứng bao gồm đỏ, khô hay rát niêm mạc miệng.
Nên lưu ý:
2.5 Rối loạn đi tiêu: Táo bón hay tiêu chảy rất thường gặp trong điều trị ung thư. Nguyên nhân có thể do các thuốc sử dụng, cũng có thể do lo âu, căng thẳng hay các bệnh lý tiêu hóa kèm theo.
Nên lưu ý:
2.6 Bệnh lý Thần kinh Ngoại biên: Tê, cảm giác “tăng tăng” hay cảm giác nóng ran tay và chân. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra bởi một vài loại thuốc hoá trị. Thường nặng hơn trong vài ngày đầu sau mỗi lần điều trị, có thể tăng lên theo nhiều lần trị liệu. Phần đông những triệu chứng sẽ khắc phục theo thời gian, có thể là vĩnh viễn nhưng thường bệnh nhân chịu đựng được.
Nên lưu ý:
Nên lưu ý:
2.8 Rối loạn tình dục: Rối loạn khả năng tình dục rất thường gặp trong khi điều trị ung thư, nguyên nhân có thể do suy nhược cơ thể, lo âu, mệt mỏi hay sự thay đổi hóc môn.
Nên lưu ý:
Nguồn: cancer.gov
Ths. BSCKI Nguyễn Hữu Huy
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh