1. Tổng quan về dinh dưỡng trong ung thư
Dinh dưỡng tốt là điều rất quan trọng với bệnh nhân ung thư
Dinh dưỡng là một quá trình mà thực phẩm được đưa vào và sử dụng bởi cơ thể cho việc tăng trưởng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và để thay thế các mô. Dinh dưỡng tốt là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Ăn uống các loại thực phẩm đúng trước, trong và sau khi điều trị ung thư giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và khỏe hơn. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm ăn và uống đủ thực phẩm và chất lỏng mà có các thành phần dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần (vitamin, khoáng chất, đạm và carbohydrate, chất béo và nước).
Thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong và sau khi điều trị ung thư
Dinh dưỡng trị liệu được dùng để giúp bệnh nhân ung thư giữ cân nặng khỏe mạnh, duy trì sức mạnh, giữ các mô trong cơ thể khỏe mạnh, và giảm các tác dụng phụ trong và sau điều trị.
Ung thư và điều trị ung thư có thể gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng
Đối với nhiều bệnh nhân, sự ảnh hưởng của ung thư và phương pháp điều trị ung thư làm cho họ khó ăn uống được tốt. Các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng dinh dưỡng gồm:
Khi các tạng đường tiêu hóa bị ảnh hưởng (đầu, cổ, thực quản, dạ dày, ruột non, tụy, hoặc gan) bởi ung thư và điều trị ung thư, thì việc duy trì đủ dinh dưỡng là rất khó khăn.
Dinh dưỡng kém do ung thư và điều trị ung thư
Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác, cảm giác ngon miệng và khả năng ăn đủ thức ăn hoặc khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn. Làm dụng rượu và béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị dinh dưỡng kém. Việc dinh dưỡng kém có thể gây cho người bệnh thấy yếu đi, mệt mỏi, và không thể chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc hoàn tất điều trị ung thư. Dinh dưỡng kém có thể bị nặng thêm nếu ung thư phát triển và lan tràn.
Ăn đủ lượng đạm và năng lượng (calori) là điều quan trọng giúp lành thương, chống nhiễm trùng, và có đủ năng lượng.
Chán ăn và suy mòn và nguyên nhân thường gặp của dinh dưỡng kém ở bệnh nhân ung thư.
Chán ăn là mất cảm giác ngon miệng hoặc thèm ăn. Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Chán ăn có thể xảy ra sớm hoặc trễ khi ung thư đã lan tràn. Một số bệnh nhân có sẵn cảm giác chán ăn khi họ được chẩn đoán ung thư. Phần lớn bệnh nhân có ung thư tiến triển thì sẽ có chán ăn. Chán ăn là nguyên nhân thường gặp nhất của dinh dưỡng kém ở bệnh nhân ung thư.
Suy mòn là tình trạng được ghi nhận gồm yếu, sụt cân, mất cơ và mỡ. Điều này thường gặp ở bệnh nhân có bướu ảnh hưởng đến việc ăn uống và tiêu hóa. Suy mòn có thể xảy ra ở bệnh nhân ung thư ăn uống tốt, nhưng không tích lũy được cơ và mỡ vì bướu phát triển.
Bệnh nhân ung thư có thể có cả chán ăn và suy mòn đồng thời.
2. Ảnh hưởng của điều trị ung thư đối với dinh dưỡng
Hóa trị và liệu pháp nội tiết
Hóa trị ảnh hưởng các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Hóa trị sử dụng các thuốc gây ngừng tăng trưởng tế bào ung thư, bằng cách giết chết tế bào hoặc gây tế bào ngừng phân chia. Các tế bào lành mà có tăng trưởng và phân chia nhanh cũng có thể bị giết. Những tế bào này bao gồm tế bào trong miệng và đường tiêu hóa.
Liệu pháp nội tiết gây tăng thêm, ngăn chặn hoặc loại bỏ nội tiết tố. Một số loại liệu pháp nội tiết có thể gây tăng cân.
Tác dụng phụ của hóa trị có thể gây các vấn đề liên quan ăn uống và tiêu hóa. Khi sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc, mỗi thuốc có tác dụng phụ khác nhau hoặc các thuốc gây ra cùng tác dụng phụ, thì tác dụng phụ này có thể sẽ nặng nề hơn.
Các tác dụng phụ thường gặp gồm:
Liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng dinh dưỡng
Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch thì khác nhau trên từng bệnh nhân và tùy theo loại thuốc đã được sự dụng.
Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp sau đây:
3. Điều trị triệu chứng
Những điều sau đây có thể giúp bệnh nhân ung thư có chán ăn (mất cảm giác them ăn):
4. Các thuốc có thể dùng cùng với dinh dưỡng trị liệu để điều trị chứng biếng ăn và sụt cân
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng biếng ăn và sụt cân
Các thuốc giúp cải thiện sự ngon miệng và làm tăng cân, như prednisone và megestrol, có thể dùng để điều trị sự kém ngon miệng và sụt cân. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các thuốc này không kéo dài hoặc có thể không hiệu quả. Điều trị phối hợp thuốc có thể tốt hơn đơn trị liệu.
5. Xu hướng dinh dưỡng trong ung thư
Ăn chay và thuần chay
Thực sự việc ăn chay hoặc thuần chay có giúp giảm tác dụng phụ trong điều trị ung thư hoặc cải thiện tiên lượng người bệnh thì còn chưa rõ. Nếu bệnh nhân đã là người ăn chay hoặc thuần chay rồi, thì cũng không có bằng chứng nào cho thấy họ phải thay đổi chế độ ăn khác.
Chế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn thực dưỡng là giàu carbohydrate, ít chất béo, chế độ ăn từ thực vật. Không có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn này có lợi ích với bệnh nhân ung thư.
Chế độ ăn keto
Chế độ ăn keto giới hạn carbohydrate và tăng lượng chất béo. Mục đích của chế độ ăn này là giảm lượng đường mà tế bào ung thư có thể sử dụng để tăng trưởng và phát triển. Chế độ ăn này khó theo đuổi vì cần số lượng chính xác chất béo, carbohydrate và đạm. Tuy nhiên, chế độ ăn này khá an toàn. Một vài thử nghiệm lâm sàng đang tuyển các bệnh nhân bệnh bướu nguyên bào thần kinh để nghiên cứu chế độ ăn keto có ảnh hưởng hoạt động của bướu không. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa biết rằng chế độ ăn này có ảnh hưởng đến bướu hoặc ảnh hưởng triệu chứng không.
Thực phẩm chức năng là sản phẩm được thêm vào trong chế độ ăn. Thường thì sẽ dùng đường uống, và thường có một hoặc nhiều thành phần. Bệnh nhân ung thư thường dùng nhằm cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất mà cơ thể chỉ cần lượng nhỏ cho các hoạt động chức năng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Vitamin C có thể giúp chống nhiễm trùng, lành vết thương, và giữ các mô lành mạnh. Vitamin C có trong trái cây và rau củ.
Sinh khuẩn
Sinh khuẩn là những vi sinh vật sống giúp cho quá trình tiêu hóa và chức năng ruột bình thường. Các nghiên cứu cho thấy sử dung sinh khuẩn trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị có thể giúp cải thiện tiêu chảy do các phương pháp này gây ra.
Melatonin
Melatonin và loại nội tiết tố do tuyến tùng tiết ra. Melatonin gúp cơ thể duy trì chu kỳ ngủ. Vài nghiên cứu nhỏ cho rằng sử dụng melatonin cùng với hóa trị và/hoặc xạ trị bướu đặc, có thể có lợi ích. Melatonin có vẻ không có tác dụng phụ.
Nguồn: cancer.gov
ThS. BS Trần Thị Ngọc Mai
Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh