NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ CHỨC NĂNG CƠ QUAN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ VỚI LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH
Liệu pháp miễn dịch ngày càng được công nhận rộng rãi trong các chỉ định điều trị ung thư trên thế giới. Liệu pháp miễn dịch được cho là có tác dụng phụ tương đối ít và dễ quản lí, kể cả đối với những bệnh nhân suy kiệt, thể trạng không tốt hoặc giai đoạn muộn trong ung thư; tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch vẫn có thể đem lại cho người bệnh một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, vì vậy, việc phát hiện và kiểm soát tác dụng phụ là một phần quan trọng trong suốt quá trình điều trị ung thư và nên được thực hiện đầy đủ và có hệ thống trước mỗi chu kỳ điều trị.
tuy nhiên sự hoạt động quá mức của liệu pháp miễn dịch lên các cơ quan bình thường của cơ thể có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn cho bệnh nhân điều trị với liệu pháp này. Các triệu chứng do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi điều trị liệu pháp miễn dịch này cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời, để việc tiếp nhận điều trị ung thư không bị ảnh hưởng (trì hoãn điều trị, giảm liều, ngưng điều trị). Vì vậy, việc dự đoán trước được các hệ cơ quan chịu ảnh hưởng của liệu pháp miễn dịch là rất quan trọng, từ đó có thiết lập một bảng kiểm phù hợp để không bỏ sót các triệu chứng trên bệnh nhân.
Sơ đồ các hệ cơ quan bị ảnh hưởng khi bệnh nhân được điều trị với liệu pháp miễn dịch3
Những tác dụng phụ có thể gặp trên các hệ cơ quan khi điều trị với liệu pháp miễn dịch:
Hệ cơ quan | Rối loạn bất thường | Biểu hiện lâm sàng |
Tổng trạng |
|
|
Hệ hô hấp (Viêm phổi) |
|
|
Hệ tiêu hóa (Viêm ruột) |
|
|
Hệ nội tiết (Viêm tuyến yên) (Rối loạn tuyến giáp) |
ü Sốc ü Rối loạn điện giải ü Đa niệu/ khát nhiều | ü Đau đầu liên tục, bất thường ü Yếu cơ đột ngột, nhiều ü Chóng mặt ü Ngất ü Thay đổi thị giác ü Buồn nôn ü Nôn ü Mệt nhiều ü Cường giáp (mệt, run tay, dễ kích động, tăng nhịp tim) ü Suy giáp (thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, táo bón, trầm cảm, khô da – tóc, mệt) |
Hệ gan mật |
|
|
Mắt |
|
|
Hệ bì |
|
|
Hệ thần kinh |
|
|
Hệ tiết niệu |
|
|
Trên đây là các dấu hiệu cần thăm khám trước mỗi đợt điều trị liệu pháp miễn dịch.
Vai trò của bác sĩ ung thư rất quan trọng khi sử dụng bảng kiểm trên vào thực hành lâm sàng. Vì hầu như những triệu chứng trên có thể gặp trong bệnh cảnh bệnh ung thư gây ra hoặc do tác dụng phụ của các thuốc hóa trị dùng kèm nếu có.
Tôi lấy ví dụ trong điều trị bệnh Ung thư tế bào gan (HCC), bệnh nhân hoàn toàn có thể bị đau hạ sườn phải, buồn nôn – nôn, vàng da – mắt, các triệu chứng trên có thể do bệnh nền sẵn có hoặc do tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch.
Hay như trong điều trị ung thư phổi, dùng phác đồ kết hợp muối platinum và liệu pháp ức chế miễn dịch thì triệu chứng tê bàn tay – chân, suy thận, lở miệng sẽ là tác dụng phụ trùng lắp giữa hóa trị và liệu pháp miễn dịch.
Tóm lại, bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào cũng có hai mặt: lợi và hại.
Lợi ích của liệu pháp miễn dịch hiện nay đã được công nhận rộng rãi trên thế giới thông qua các lợi ích về sống còn toàn bộ và thời gian sống còn không bệnh trong các nghiên cứuđược chấp thuận bởi các khuyến cáo uy tín trên thế giới . Tuy nhiênbên cạnh các lợi ích có được thì các liệu pháp điều trị kể cả miễn dịch đều có những phản ứng bất lợi , vì vậy việc theo dõi, phát hiện, phân biệt và kiểm soát rất cần được chú trọng và quan tâm đặc biệt,giúp cho việc điều trị mang lại hiệu quả tối ưu, đảm bảotrị về thời gian, liều lượng cũng như làm giảm tử suất do các biến chứng do liệu pháp điều trị đem lại và mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho bệnh nhân Ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. BS Phạm Hồng Minh
Khoa Nội tuyến vú - tiêu hoá- gan - niệu BV Ung Bứou TP. HCM