So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực đường ngoài màng cứng bằng phương pháp PCA đơn thuần và phối hợp với Nefopam

Tác giả

Trần Đức Thọ

Năm đề tài

2021

Cấp

Cơ sở

Lĩnh vực

Ngoại

Đơn vị

Phẫu thuật gây mê hồi sức

Nhóm tác giả

Nguyễn Hải Yến

Nội dung

* Mục tiêu nghiên cứu:

- So sánh tác dụng giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực giữa 2 nhóm sử dụng PCA đơn thuần và nhóm sử dụng Nefopam kết hợp với PCA.

- Đánh giá tác dụng không mong muốn của 2 nhóm nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: bao gồm các bệnh nhân được phẫu thuật lồng ngực bằng phương pháp mổ mở tại Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại Lồng ngực, bệnh viện K từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020. Lựa chọn bệnh nhân mổ phiên các bệnh về lồng ngực chỉ định mổ mở được gây mê toàn thân. Tuổi từ 18, ASA I, II. Bệnh nhân có các bệnh lý về hô hấp, nội tiết, đông máu đã được kiểm soát đồng thời chức năng gan, thận, đông máu bình thường. Bệnh nhân đồng ý hợp tác để tiến hành phương pháp giàm đau bằng tê ngoài màng cứng. Không có chống chỉ định với thuốc gây tê NMC và thuốc nefopam.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không đồng ý tham gia, bệnh nhân có biến chứng nặng xảy ra trong quá trình gây mê hay phẫu thuật. Bệnh nhân phải mổ lại sớm vì các biến chứng ngoại khoa, bệnh nhân không thu thập đủ số liệu. Bệnh nhân có loạn thần sau mổ, bệnh nhân chưa rút được ống nội khí quản tại phòng hồi tỉnh, phải thông khí hỗ trợ sau mổ. Không đặt được catheter ngoài màng cứng.

- Thời gian: từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020.

- Địa điểm: Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện K.

- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, can thiệp lâm sàng có nhóm chứng, không mù.

- Cỡ mẫu: n=60.