Kết quả sống thêm và độc tính của erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phối không tế bào nhỏ có đột biến EGFR thường gặp tại Bệnh viện K

Tác giả

Đỗ Hùng Kiên

Năm đề tài

2020

Cấp

Cơ sở

Lĩnh vực

Nội

Đơn vị

Nội 1

Nhóm tác giả

Nguyễn Thanh Hoa, Nguyễn Văn Tài

Nội dung

* Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích kết quả sống thêm và một số tác dụng không mong muốn của điều trị erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR thường gặp tại bệnh viện K.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: 98 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR del19 hoặc L858R exon 21 và điều trị erlotinib bước một tại Bệnh viện K
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm mô bệnh học là ung thư phổi không tế bảo nhỏ (UTPKTBN). Có đột biến gen EGFR bao gồm đột biến mất đoạn trên exon 19 hoặc thay thế L858R trên exon 21. Không kể giới, tuổi 18. BN được chẩn đoán giai đoạn IV theo AJCC 8th. Chỉ số toàn trạng (PS) theo thang điểm ECOG=0; 1; 2; 3. Có các tổn thương có thể đo được bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh: CT, MRI và định lượng EBV- DNA… Chức năng gan thận, tủy xương trong giới hạn cho phép điều trị. Điều trị thuốc erlotinib bước một và điều trị được ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Mắc bệnh ung thư thứ 2, di căn não có triệu chứng mà chưa được kiểm soát. Không có đột biến EGFR, có đột biến gen EGFR loại hiếm gặp hoặc kháng thuốc như T790M nguyên phát, chèn đoạn exon 20... Mắc các bệnh lý mãn tính: suy tim, suy thận. Đã được điều trị hoá chất giai đoạn muộn trước đó. Không có hồ sơ lưu trữ đầy đủ. BN bỏ dở điều trị không vì lý do chuyên môn (khi bệnh chưa tiến triển và không có tác dụng phụ trầm trọng) hay từ chối hợp tác, không theo dõi được, tác dụng không mong muốn.
- Thời gian: từ 01/2015 đến 31/5/2020.
- Địa điểm: Bệnh viện K
- Thiết kết nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu.
- Cỡ mẫu: n=98