Nhận được chẩn đoán ung thư vú có thể là một trong những điều đau buồn nhất mà một người phụ nữ trải qua. Và có thể họ sẽ không biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu. Những muộn phiền thường tiếp tục ngay cả sau khi cú sốc chẩn đoán ban đầu đã đi qua. Khi người bệnh bắt đầu quá trình điều trị kéo dài, họ lại phải đối mặt với những vấn đề mới. Chẳng hạn như, họ có thể thấy những mối quan hệ cá nhân của họ bị rối loạn. Hầu hết mọi thời gian họ đều cảm thấy mệt mỏi. Người bệnh cũng luôn lo lắng về các triệu chứng của họ, vấn đề điều trị và về cái chết. Họ cũng có thể phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong công việc. Tất cả những điều này có thể dẫn tới những rối loạn căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở phụ nữ mắc ung thư vú.
Chẩn đoán ung thư vú có thể gây ra rất nhiều tác động khác nhau về mặt cảm xúc. Khi lần đầu được chẩn đoán ung thư vú, người bệnh thường có những biểu hiện về mặt cảm xúc như:
Mỗi người đối mặt với chẩn đoán ung thư vú theo cách khác nhau, không có cảm xúc nào là đúng hay sai cũng như không có thư tứ nào của cảm xúc. Cách mà bạn cảm nhận về bệnh ung thư của bạn và ảnh hưởng của nó lên tâm lý của bạn cũng như cơ thể bạn sẽ thay đổi theo thời gian. Những quan tâm của bạn ở thời điểm được chẩn đoán bệnh sẽ khác với thời điểm kết thúc điều trị và cũng sẽ thay đổi ở những năm về sau.
Nếu bạn có bất cứ điều gì liên quan tới ung thư vú, bạn nên nói với điều dưỡng của bạn và bác sĩ của bạn. Họ luôn ở đó để hỗ trợ bạn và cung cấp thông tin cho bạn và gia đình bạn. Ngay cả khi bạn đã kết thúc điều trị thì vẫn có thể liên lạc với bác sĩ và điều dưỡng của bạn bất cứ khi nào có lo lắng hoặc có vấn đề liên quan tới ung thư vú.
Đôi khi, gặp gỡ và nói chuyện với những người bệnh ở hoàn cảnh tương tự có thể giúp bạn giảm cảm giác lo âu, đơn độc và sợ hãi. Bạn có thể tham gia vào nhóm những người bệnh ung thư vú để có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để giải quyết những vấn đề của bản thân.
Bạn có thể sẽ căng thẳng khi lần đầu kể cho gia đình và bạn bè về bệnh của mình. Sẽ có ích khi bạn nói với người thân của bạn về cảm xúc cũng những suy nghĩ của bạn về bệnh ung thư vú. Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với những người gần gũi bạn và hãy để cho họ biết làm cách nào họ có thể giúp được bạn. Không nên cố gắng che dấu cảm xúc bởi điều này tạo thêm gánh nặng cho bạn.
Nếu bạn có con nhỏ, hãy kể với chúng rằng ung thư vú có lẽ là điều khó khăn nhất mà bạn phải trải qua. Thường sẽ tốt hơn nếu bạn cởi mở bởi bọn trẻ sẽ lo lắng hơn nếu chúng biết điều bạn đang che giấu chúng.
Căng thẳng và lo âu có thể ở những mức độ khác nhau, từ cảm giác hơi khó chịu cho tới những cảm giác sợ hãi kéo dài liên tục. Những triệu chứng của căng thẳng, lo âu:
Có nhiều cách có thể giúp người bệnh ung thư vú giảm căng thẳng lo âu:
Hầu hết, bệnh nhân ung thư vú đều rơi vào trạng thái buồn sau khi được chẩn đoán bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm. Nguyên nhân của trầm cảm do ảnh hưởng của ung thư vú là tác động gây sốc khi được chẩn đoán bệnh, những ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe, sự lo lắng không chắc chắn về tương lai, cảm giác đơn độc, thiếu tự tin, lo lắng bệnh quay trở lại sau khi kết thúc điều trị.
Nếu bạn có những biểu hiện như mất hứng thú, quan tâm tới những việc hằng ngày, không quan tâm tới vẻ bề ngoài, tránh tiếp xúc với người khác, khó tập trung, khó ngủ hoặc thường xuyên buồn ngủ, dễ khóc và dễ tức giận, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, buồn bã thậm chí muốn tự tử … thì hãy nói với bác sĩ của bạn. Không có gì là xấu hổ khi phát hiện mình đang cảm thấy chán nản và khó có thể vượt qua được điều này và cần có sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý.
Ths.BS Đặng Thị Vân Anh , Khoa Xạ 2 – Bệnh viện K.
BSCKI. Phan Thị Đổ Quyên, Phó TK hóa trị, TTUB - BVTW Huế
Nguồn tham khảo:
https://breastcancernow.org/information-support/facing-breast-cancer/living-beyond-breast-cancer/life-after-breast-cancer-treatment/coping-emotionally/managing-stress-anxiety