Hóa chất và xạ trị là những phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư vú hiện nay. Tuy nhiên, ngoài tác dụng tiêu diệt những tế bào ung thư, hai phương pháp này còn có thể gây tác động lên các tế bào khỏe mạnh, từ đó gây ra một số tác dụng phụ. Chăm sóc bệnh nhân ung thư vú sau hóa chất, xạ trị, giúp dự phòng và giảm thiểu những tác dụng phụ này nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư vú.
Một số tác dụng phụ thường gặp và cách chăm sóc được liệt kê dưới đây:
Mất cảm giác ngon miệng:
Mất cảm giác ngon miệng có thể gây ra do tất cả các phương pháp điều trị ở bệnh nhân ung thư vú. Mất cảm giác ngon miệng khiến bạn ăn ít hơn hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì, điều này khiến bạn không có đủ dinh dưỡng cần thiết. Chính vì vậy, có một kế hoạch ăn uống linh hoạt, lành mạnh là vô cùng hữu ích lúc này.
Những mẹo sau giúp bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh:
Nôn và buồn nôn:
Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng khiến bạn cảm thấy muốn nôn ra. Khi bạn nôn, các cơ dạ dày co lại và đẩy những gì trong dạ dày lên thực quản và ra khỏi miệng. Nôn thường là kết quả của buồn nôn. Buồn nôn và nôn khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn, nặng hơn là không thể ăn được gì.
Hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu: bạn nôn nhiều hơn 4-5 lần một ngày, chướng và đau bụng sau nôn, vẫn nôn dù đã dùng thuốc chống nôn,... Ngoài ra, hãy theo dõi thời điểm bạn buồn nôn, bạn có thể phát hiện ra đặc điểm chung của các lần để từ đó đưa ra phương án trước. Cụ thể là:
Cảm thấy yếu và mệt mỏi:
Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến nhất trong điều trị ung thư vú. Một số bác sĩ ước tính 9 trong 10 bệnh nhân trải qua tác dụng phụ mệt mỏi trong quá trình điều trị của mình.
Rụng tóc:
Những điều trị như hóa chất, nội tiết, điều trị đích, điều trị miễn dịch, xạ trị đều có thể gây ra rụng tóc tùy mức độ nhưng không phải bệnh nhân ung thư vú nào cũng bị rụng tóc. Một số giải pháp giúp bạn chuẩn bị, làm giảm rụng tóc và bảo về tóc khi mọc lại:
- Mũ lạnh và hệ thống làm mát da đầu: đội thiết bị lên đầu trong chứa chất làm mát dạng lỏng hoặc gel lạnh trong quá trình điều trị có thể giúp giữ được một phần tóc của bạn.
- Tóc giả: đội tóc giả có thể mang lại cảm giác bình thường cho bạn, bạn cũng có thể thử các kiểu tóc và màu tóc khác nhau.
- Sử dụng khăn và mũ: bạn cũng có thể lựa chọn dùng khăn hoặc mũ, chúng khá thoải mái và linh hoạt và chúng cũng có rất nhiều phong cách khác nhau.
- Nếu bạn dùng các thuốc nội tiết, thuốc đích hay một số thuốc hóa chất gây ra tình trạng mỏng tóc dần, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để loại trừ các nguyên nhân da liễu khác gây rụng tóc. Bạn có thể sẽ được kê các loại thuốc kích thích sự mọc tóc hay dùng thêm chất bổ sung dinh dưỡng giúp tóc mọc nhanh hơn.
Hạ bạch cầu:
Tế bào máu trắng được sản xuất từ tủy xương, chúng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nếu bạn có ít những tế bào bạch cầu hơn bình thường, bạn có thể có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng (bị tấn công bởi các loại virus hay vi khuẩn).
Nếu bạn bị nhiễm trùng do có số lượng bạch cầu thấp, các triệu chứng có thể xuất hiện như: sốt, ớn lạnh, đau họng hoặc ho, khó thở, tiêu chảy, tiểu buốt, tiểu rát, vị trí chấn thương sưng nóng đỏ đau.
Khi số lượng bạch cầu của bạn giảm thấp, bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc giúp kích thích tăng sản xuất bạch cầu hoặc cũng có thể quyết định dừng chu kỳ hóa trị của bạn trong một thời gian ngắn để cơ thể tự hồi phục.
Nếu bạn có tình trạng hạ bạch cầu, lưu ý những điều sau đây để giảm việc bị nhiễm trùng:
Thay đổi da do xạ trị:
Xạ trị có thể gây ra những thay đổi trên da do chúng ngoài tác động lên tế bào ung thư thì còn tác động lên tế bào khỏe mạnh tại vùng xạ trị. Những thay đổi da có thể gặp từ thay đổi màu sắc da cho tới sưng, chảy dịch, bong da.
Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn: sốt trên 38 độ C hoặc cao hơn, vùng da xạ trị: đau nghiêm trọng, tiếp tục sưng nề, mụn nước, đỏ, chảy máu hoặc mủ, đau và tiếp tục chảy dịch.
Chăm sóc vùng da xạ trị của bạn do da trong vùng điều trị có thể trở nên khá mỏng và dễ bị kích ứng trong quá trình điều trị:
Nếu da của bạn bị tổn thương hoặc có vùng ẩm ướt, hãy hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn chăm sóc.
Không nên sử dụng một số sản phẩm có thể khiến tổn thương da trở nên xấu hơn nếu dùng trong quá trình xạ trị, như: rượu, nước hoa, sản phẩm có chứa acid alpha hydroxy, băng và kem có chứa thành phần kim loại, kem chống nắng, cornstarch, phấn rôm trẻ em.
Bạn nên tránh một số điều sau lên vùng da xạ trị: Chà xát gây trầy xước da, mặc quần áo bó sát, để nhiệt độ da quá nóng hoặc quá lạnh,...
Sau khi xạ trị, điều quan trọng là tiếp tục chăm sóc vùng da điều trị đến khi lành hẳn: nếu vùng da bị khô, đỏ hoặc ngứa và da vẫn toàn vẹn thì tiếp tục bôi kem dưỡng ẩm một vài ngày sau điều trị cho tới khi da về bình thường; nếu vùng da bị tổn thương, không toàn vẹn và bị chảy dịch, hãy tham khảo tham bác sĩ điều trị để biết cách chăm sóc.
Bạn nên bảo vệ da của mình khỏi ánh nắng mặt trời trong và sau điều trị.
Đào Thị Thanh Nhàn, Khoa Xạ 2 – Bệnh viện K
TS.BS Phan Cảnh Duy, Phó TK Xạ trị, TTUB - BVTW Huế
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://www.webmd.com/breast-cancer/treatment-side-effects
https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects
https://www.eviq.org.au/clinical-resources/side-effect-and-toxicity-management